Những khám phá Cực nam Mặt Trăng

Độ dốc địa hình được tìm thấy gần cực nam của Mặt Trăng.

Sự chiếu sáng

Do độ nghiêng trục quay thấp so với xích đạo của Mặt Trăng (1,5 độ), cực nam Mặt Trăng có một vùng mà vành của các miệng hố được phô bày dưới sự chiếu sáng gần như thường trực của Mặt Trời, tuy nhiên bên trong của những hố này bị che phủ vĩnh viễn khỏi ánh Mặt Trời. Sự chiếu sáng của khu vực được nghiên cứu nhờ sử dụng các mô hình kỹ thuật số phân giải cao được tạo ra từ các dữ liệu của máy thăm dò Lunar Reconnaissance Orbiter.[7] Bề mặt của cực nam Mặt Trăng cũng có thể phản xạ gió Mặt Trời dưới dạng các nguyên tử trung hòa mang năng lượng. Trên trung bình, 16% trong số những nguyên tử này đã từng là các proton với vị trí thay đổi. Các nguyên tử này tạo ra một tổng thông lượng các nguyên tử hydro tán xạ ngược do lượng plasma phản xạ tồn tại trên bề mặt của Mặt Trăng. Chúng cũng cho thấy đường ranh giới và động lực từ trường trong các vùng của các nguyên tử trung hòa này trên bề mặt Mặt Trăng.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cực nam Mặt Trăng //doi.org/10.1016%2Fj.icarus.2014.08.013 http://www.nasaimages.org/luna/servlet/detail/nasa... https://www.fossweb.com/delegate/ssi-wdf-ucm-webCo... https://www.space.com/5018-nasa-takes-aim-moon-dou... https://xefer.com/2011/10/lunar-arctic-circle https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1995LPI....26.13... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2014Icar..243...... https://www.nasa.gov/mission_pages/LRO/multimedia/... https://astrogeology.usgs.gov/search?pmi-target=mo... https://web.archive.org/web/20111102161816/https:/...